Ngày 20/7, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Hội Kinh tế Y tế Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học về Hiệu quả lâm sàng và lợi ích kinh tế của liraglutide trong điều trị đái tháo đường.
Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ Bảo hiểm Y tế, Bảo Hiểm xã hội Việt Nam,Hội Kinh tế Y tế Việt Nam đại diện các Vụ, Cục của Bộ Y tế và hơn 50 bác sỹ đến từ các cơ sở khám, chữa bệnh.
Tham dự Hội thảo còn có GS Jabob Stephan chuyên gia về Nội khoa, Nội tiết và Đái tháo đường Bệnh viện Volligen Schewenningen, Đức có bài trình bày về Lợi ích lâm sàng của liraglutide trong điều trị đái tháo đường.Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, hiện số lượng bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm đang ngày càng gia tăng. Trong đó, bệnh đái tháo đường hiện chiếm hơn 5% dân số và đang có dấu hiệu trẻ hóa. Đái tháo đường có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như cơn đau tim, đột quỵ, mù, suy thận và cắt cụt chi dưới…Những biến chứng của bệnh tiểu đường làm gia tăng gánh nặng cho người bệnh và cho xã hội, đặc biệt gánh nặng về chi phí điều trị của người bệnh. Việc điều trị đúng hướng dẫn và sử dụng thuốc an toàn hợp lý là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường.
Theo lãnh đạo Cục quản lý Khám, chữa bệnh, để quản lý, điều trị đái tháo đường hiệu quả, cần phải triển khai các giải pháp tổng thể, toàn diện trên phạm vi cộng đồng và từng cá thể, như thực hiện lối sống lành mạnh; giáo dục bệnh nhân để tạo điều kiện người bệnh tự chăm sóc; và sàng lọc thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị các biến chứng. Trong hướng dẫn quốc gia về chẩn đoán, điều trị ĐTĐ, các chỉ số về mục tiêu điều trị đã được xác định như kiểm soát đường huyết, huyết áp, cân nặng, HbA1c, cholesterol toàn phần…., cùng hướng dẫn cụ thể về cách lựa chọn, phối hợp thuốc dựa trên các bối cảnh, tình trạng cụ thể của người bệnh.
Với tiến bộ khoa học kỹ thuật, việc phát triển ra các thuốc điều trị, cùng các bằng chứng lâm sàng về tính hiệu quả-chi phí của các thuốc điều trị ngày càng làm công tác điều trị bệnh đái tháo đường đạt hiệu quả hơn.
Nhằm mục đích cải thiện việc tiếp cận các thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, các chuyên gia và các đại biểu tham dự đã chia sẻ, trao đổi với các nhà quản lý, xây dựng chính sách và các nhà lâm sàng các thông tin khoa học về hiệu quả lâm sàng và lợi ích kinh tế y tế của Liraglutide trong điều trị bệnh Đái Tháo Đường và thực tế sử dụng tại Việt nam, như kiểm soát đường huyết, giúp giảm cân nặng, không gây hạ đường huyết và các bằng chứng cho thấy không chỉ an toàn trên người bệnh, mà còn làm giảm tỷ lệ tử vong.
Tại hội thảo này, các nhà quản lý, nhà lâm sàng cùng nhau thảo luận về một số nội dung chính liên qun tới nhóm thuốc GLP-1 (Liraglutide): (1) Hiệu quả lâm sàng của thuốc; (2) Đánh giá về khía cạnh kinh tế y tế; (3) Thực tế sử dụng sản phẩm này trong điều trị ĐTĐ tại Việt Nam.
Hiện thuốc Liraglutide® được giới thiệu tại Cộng đồng châu Âu năm 2009 và hiện đang được lưu hành rộng rãi trên hơn 85 quốc gia, góp phần điều trị hơn 1 triệu bệnh nhân đái tháo đường típ 2 trên toàn cầu. Tại châu Âu, Liraglutide® được chỉ định đơn trị trên bệnh nhân trưởng thành bị đái tháo đường típ 2 nhằm đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết, khi metformin được xét là không phù hợp, hoặc theo phác đồ kết hợp với các thuốc uống hạ đường huyết và/hoặc phối hợp với insulin nền, khi việc kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục, vẫn không kiểm soát tốt đường huyết. Tại Mỹ, Liraglutide® được phê chuẩn năm 2010 như một thuốc hỗ trợ cùng với chế độ ăn uống và tập thể dục nhằm cải thiện kiểm soát đường huyết ở người lớn đái tháo đường típ 2